Thứ Năm, 27 tháng 6, 2019

Cây hoa đào chuông

Cây hoa Đào Chuông thuộc họ đỗ quyên (Ericcaceae) bộ Ericales, lớp Magnoliopsida, là loại cây tiểu mộc chỉ cao khoảng 5m trở lại, lá nhỏ, nhánh non không lông.

Cây đào chuông thành chùm nhỏ trên những cảnh khẳng khiu giống như hoa đào. Đào chuông có thể cho hoa vào đúng dịp tết âm lịch. Cây sống ở những vùng có khí hậu trồng mát mẻ trên núi cao.  Loài hoa này chỉ sinh trưởng ở vùng rừng nguyên sinh, cách mực nước biển 1400m trở lên. Mỗi mùa xuân về, đào chuông lại bung nở rực rỡ trên những triền đồi.

Hoa đào chuông

Cây hoa đào chuông có hoa đặc sắc nở vô cung đẹp, cây nổi tiếng và có mặt tại các vùng núi như Bà Nà Hill Đà Nẵng, Yên Tử Quảng Ninh, Mẫu Sơn Lạng Sơn.

Cây hoa đào chuông được người dân nhân giống từ hạt, cành giâm hoặc chiết cành mang về trồng ở khắp nơi. Cây đào chuông thường được trồng ở ngoài trời, trong sân vườn do cây ưa sáng. Do cây ưa khí hậu mát mẻ hoặc lạnh, ưa đất mùn nên cây cũng rất dễ sống. Đào chuông nở đúng dịp Tết nên không cần bấm cành hay tuốt lá những loài đào khác.

Cây hoa đào chuông là cây ưa khô hạn nên không cần tưới cho cây quá nhiều. Chỉ cần giữ ẩm đất cho cây là được nhưng phải đảm bảo đất trồng tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng, thoát nước tốt, đất mùn là tốt nhất.

Cây hoa đào chuông

Mỗi mua xuân về, những chùm hoa đào chuông nở rộ lúc lỉu trên những cành cây khẳng khiu tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp vùng núi cao.

Hoa đào chuông khoe sắc


Hoa sen ngàn cánh

Sen ngàn cánh là giống sen độc lạ được nhiều người ưa thích. Sen ngàn cánh có đặc điểm cành lá cao khoảng 1,6m, đường kính lá bằng một sải tay người. Bông hoa khi nở to đúng bằng một bàn tay người lớn xòe ra. Từ lúc nụ bắt đầu chớm nở tới khi tàn phải được 2 tuần.

Sen thường thì có khoảng hơn chục cánh hoa, sen bách diệp cũng chỉ có 100 cánh hoa. Còn riêng với sen ngàn cánh thì mỗi bông hoa có chừng 800-1000 cánh.


Sen này không khó trồng, đặc tính sống rất khỏe, nhưng sen cho củ rất ít nên việc nhân giống tương đối khó. Loại sen nghìn cánh này không có hạt và không có đài hay nhị hoa như sen. Do đó nếu tất cả các shop bán hạt sen này thì đều là không đúng. Sen ngàn cánh được nhân giống bằng củ sen.


Việc chăm sóc không quá khó, ngoài việc cần nắng thì lượng phân bón chỉ cần cao hơn so với sen thông thường là được. Đất trồng dùng đất thịt sạch, đất phù sa.



Thứ Tư, 29 tháng 5, 2019

Hoa Colico - Hoa Mỹ Nhân

Hoa Colico là họ hàng với hoa Anh Túc, nhưng đặc biệt hoa Colico thì không có nhựa tạo chất gây nghiện.  Hoa Anh Túc to hơn hoa Colico, đài hoa Anh Túc tiết ra nhựa để chế biến thành thuộc phiện, morphine.

Mùa hoa bắt đầu từ khoảng tháng tư đến tháng năm. Coquelicot dại mọc khắp nơi trên nhiều cánh đồng ở vùng nông thôn châu Âu. Hoa Coquelicot được cho là có xuất xứ từ Bulgary hoặc Thổ Nhĩ Kỳ. Người ta tìm được cả dấu vết của hoa trong các ngôi mộ cổ Ai Cập. Tại Đà Lạt cũng có một số nơi trồng hoa này làm cảnh.

Cánh hoa mỏng manh đu đưa theo gió, quyến rũ, xinh đẹp nhưng không ma mị.

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2019

Cây sa kê

Cây sa kê

Cây Sa kê là loại cây trồng làm cảnh trong sân nhà, vườn cảnh công cộng trong công viên khá đẹp. Người ta thường nhầm lẫn cho là cây này là loại cây thuốc, cây thực phẩm bởi công dụng của chúng sát hợp với việc chế biến thức ăn, thuốc chữa bệnh cho người.
Cây Sa kê còn được gọi là “cây bánh mì”, tên khoa học Artocarpus altilis, thuộc họ dâu tằm (Moraceae), được trồng nhiều ở Malaysia và các đảo ở Thái Bình Dương. Ở Việt Nam chúng được trồng rất nhiều ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Các nhà biệt thự ở quận 1, 2, 3, 6, 11, Thủ Đức, Bình Tân… thường trồng cây này làm cây bóng mát rất đẹp và lấy trái. Là loại cây gỗ lớn cao 15-20m, có nhựa trắng sữa, được dùng vào việc xảm thuyền. Lá dài đến 1m, có khía sâu thành 3-9 thùy, mặt dưới rất nhám; lá kèm vàng mau rụng, dài 12-13cm.



Đây là loài cây đơn tính cùng gốc (hoa đực và hoa cái mọc trên cùng một cây). Hoa đực dài 20cm, có 1 nhị. Các hoa đực ra đầu tiên và sau đó một khoảng thời gian ngắn là các hoa cái, mọc thành cụm hoa dạng đầu, chỉ có khả năng được thụ phấn sau đó 3 ngày. Động vật thụ phấn cho sa kê là các loài dơi ăn quả. Quả giả, phức hợp phát triển lên từ bao hoa phình ra và bắt nguồn từ 1.500-2.000 hoa. Thường có nhiều quả phức cùng mọc chụm trên thân nhìn giống như chùm hoặc hình trứng.
Cây Sake thích điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, nên dần dần đã trở thành cây trồng làm cảnh, tạo bóng hay lấy quả ở nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam . Một số tài liệu cũng cho thấy, vào năm 1793, thuyền trưởng Bligh đã mang hơn 2000 cây Sake từ Tahiti đến Jamaica rồi giới thiệu cho nhiều nước châu Mỹ. Ở Trung Quốc, nó được trồng ở một số tỉnh miền Nam và được gọi tên là Diện bao thụ, trong lúc ở Đài Loan lại gọi là Dẫn chủng miêu phố. Riêng ở Việt Nam, có lẽ nơi được trồng đầu tiên là miền Tây Nam bộ và những cây đầu tiên vào Việt Nam từ Campuchia hay Thái Lan. Campuchia người ta gọi nó là Saké, ở Thái Lan gọi là Sa-ke. Chính vì thế mà mãi tới nay ở nhiều tỉnh thành Việt Nam, nó vẫn được gọi là Sa-kê.
Công dụng và giá trị của cây sa kê
Chế biến món ăn
Trái sa kê có thể chế biến thành nhiều món ăn rất ngon tạo cho người ăn những hương vị nhớ đời. Ở khu vực miền Tây Nam bộ trong những buổi trưa hay chiều, người ta thường chiên sa kê theo từng miếng. Những “miếng sa kê chiên” được xắt mỏng, áo một lớp bột có trộn lòng đỏ trứng, cho vào chảo chiên vàng tạo thành bánh ăn có vị ngọt, vị bùi của sa kê cùng vị béo của dầu mỡ. “Món kiểm sa kê”, thường được người dân lưu vực sông Mê kông ưa dùng trong những ngày giỗ chạp, đình đám. Múc một muỗng cho vào miệng, ta thưởng thức vị ngọt của chuối xiêm chín, bí rợ, khoai lang, khoai cau và của mít hầm rục. Hòa trong vị ngọt khó tả này là vị ngọt của đường. Hòa trong vị béo của nước cốt dừa là vị béo của đậu phộng rang đâm sơ, như nổ giòn trong miệng. Nhưng nổi bật vẫn là vị của sa kê. Những miếng sa kê làn lạt, dai dai, nhai một chút như có vị ngọt, vị béo khó tả của nước kiểm. Có lẽ trên đời này chưa có món nào độc đáo cho bằng kiểm sa kê


Dùng làm thuốc chữa bệnh
Về mặt y học rễ sa kê có tính làm dịu, sát khuẩn, dùng để trị ho, hen suyễn, các chứng rối loạn dạ dày, đau răng hay bệnh về da rất tốt. Vỏ cây sa kê có tác dụng sát trùng, tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu, dùng để trị ghẻ, nhựa cây sa kê pha loãng trị tiêu chảy, lỵ. Lá có tác dụng kháng sinh, tiêu viêm, lợi tiểu, phối hợp với lá đu đủ non tươi, giã với vôi để đắp trị mụn nhọt. Trong dân gian còn sử dụng lá sa kê để trị phù thủng hay viêm gan vàng da bằng cách lấy lá tươi nấu uống. Lá sa kê còn có thể phối hợp với một số vị thuốc khác trị gút, sỏi thận, tiểu đường, tăng huyết áp, trị đau răng…
Sa kê – một loài cây xanh đẹp, sinh trưởng và cho quả tốt trong điều kiện đất ẩm, màu mỡ, nhưng cũng có khả năng thích nghi rộng, mọc và cho quả bình thường từ vùng ven biển cho đến độ cao trên dưới cả ngàn mét. Có thể nhân giống bằng hạt, nhưng do quả rất ít hạt hoặc không hạt, nên người ta thường giâm cành, chiết cành hoặc tách chồi rễ. Những nhà quản lí cây xanh đô thị nên quan tâm phát triển cây Sa-kê cho các công viên, khuôn viên công sở, trường học, để vừa phong phú hóa chủng loại, vừa đa dạng hóa hình thái cho hệ thống cây xanh thành phố.

Cây chuông vàng

Cây chuông vàng thuộc thân cây gỗ nhỏ, vỏ cây nhám, màu xám, có lằn sọc trên thân, cây có cành nhánh nhiều (cành nhánh cây giòn, dễ gãy). Lá kép chân vịt, mọc thành cụm trên đầu cành, lá dài bầu ở hai đầu, mép lá nguyên, lá sáng bóng có màu xanh bạc. Hoa của cây chuông vàng có hình dạng như một chiếc chuông, hoa to có sắc vàng rực rỡ , khi đến mùa ra hoa cây có đặc điểm thường sẽ rụng hết lá để chỉ còn những chùm hoa màu vàng rực, cây ra hoa vào khoảng tháng 3-5. Cây chuông vàng có quả dạng nang thon ( dài khoảng 10cm).




 Cây chuông vàng là loại cây ưa sáng, cây có bộ rể khỏe phát triễn nhanh rễ cây lan rộng hấp thụ chất dinh dưỡng từ đất và phân bón, bạn cần trồng cây với đất tơi xốp, màu mỡ và tránh bị úng nước. Cây sinh trưởng nhanh ít sâu bệnh hại.

Nhân giống: cây chuông vàng nhân giống bằng phương pháp giâm cành hay bằng hạt.

Tại Hà Nội cây được trồng khá nhiều trên đường vành đai 2 đoạn đường Láng

Thứ Ba, 1 tháng 1, 2019

Cây lá nếp, cây lá dứa, cây cơm nếp, dứa thơm

Cây lá nếp còn có tên gọi khác là cây lá dứa, cây cơm nếp, cây dứa thơm. Cây lá nếp có họ dứa gai. Cây mọc thành bụi, có thể cao 1m, đường kính thân 1-3cm, phân nhánh. Lá hình mũi mác, nhẳn, xếp thành hình máng, dài 40-50cm, rộng 3-4cm, mép không gai, mặt dưới có màu nhạt, có nhiều gân cách nhau 1mm, mùi thơm như mùi cơm nếp, để khô càng thơm hơn. 

Cây lá dứa thích hợp trồng nơi dưới bóng râm, đất thịt ẩm ướt, nếu để cây lá dứa nơi nhiều ánh nắng thì lá nhạt màu hơn, thiếu nắng thì cây sẽ kém phát triển. Cây là dứa dễ trồng và khi trồng làm cây cảnh thì nên chọn đất trồng giữ ẩm tốt, trồng sâu rễ và đặt nơi có nắng. Cây lá dứa cho lá có màu xanh thẫm bóng mượt, tươi tốt và dễ chăm sóc nên cũng là một lựa chọn phù hợp cho nhiều gia chủ.
 


Cây lá nếp mọc hoang dại và được trồng nhiều tại các tỉnh phía Nam dể lấy lá tươi hay khô cho vào thức ăn như bánh, kẹo, rượu…Khi có được môi trường sống thuận lợi, gần như cây cho thu hái lá quanh năm.

Công dụng của lá nếp, lá dứa
 
Cây lá nếp đặc biệt được nhân dân các tỉnh phía Nam, dùng làm thơm kẹo bánh. Ngoài ra lá nếp còn được dùng để nấu xôi. Các quán trà, quán cafe cũng có dùng lá nếp cắt thành khúc phơi khô pha nước nóng uống như nước trà. Ngoài ra lá nếp khô và cây cỏ sữa đất khô nấu chung làm nước uống để ổn định đường huyết của người bị bệnh tiểu đường type 2 rất hiệu quả

Lá nếp thơm khá lành, không gây độc hại cho sức khỏe con người nên từ lâu cây được dùng nhiều trên các lĩnh vực công nghiệp, ẩm thực… Các nhà khoa học đã xác định được một số thành phần dễ bay hơi của cây dứa thơm chủ yếu là 3-metyl-2(5H)-furanon (83,82%); 2-axetyl-1-pyrrolin (3,15%) là chất gây mùi thơm nếp đặc trưng.

Thông thường, trong “ẩm thực dân gian” khi nấu chè, làm kem, gói bánh, luộc sắn… đều bỏ vài lá dứa thơm vào nồi làm thức ăn có mùi thơm hấp dẫn hơn. Có nơi, người ta giã nát, hoặc xay nhuyễn lá dứa, vắt lấy nước cốt, trộn chung với gạo nếp, dùng để gói bánh chưng, làm xi-rô, tạo màu và mùi hương cho xoa xoa… Bánh chưng gói theo kiểu này khi chín, vỏ bánh sẽ có màu xanh đẹp, hương thơm khá hấp dẫn với người ăn. Không chỉ người Việt mới có thói quen dùng lá nếp nấu ăn mà các cư dân châu Á cũng có nhiều món ăn truyền thống có dùng lá dứa thơm.

Những năm gần đây, trà sâm dứa rất được ưa chuộng. Có người còn bỏ lá nếp thơm vào nồi nước xông giải cảm cho thơm. Gần đây, một số người đã thành công làm hạ lượng đường trong máu xuống nhờ uống lá dứa thơm, nhất là những người bị tiểu đường loại hai. Cách dùng như sau: mua lá dứa về phơi khô dùng dần, phơi thế nào cho lá vẫn còn màu xanh lục diệp. Mỗi lần nấu khoảng 10 lá khô với 2,5 lít nước, nấu sôi cho đến khi còn lại 2 lít là vừa. Uống trước mỗi bữa ăn khoảng 20 phút và uống hết số nước ấy trong ngày. Uống sau 10 ngày là có kết quả.