Thứ Ba, 12 tháng 10, 2021

Tùng vạn niên, tùng la hán

Tùng la hán hay còn được gọi với cái tên “Vạn niên tùng” có tên khoa học là Podocarpus macrophyllus. Loại cây này thuộc họ thông tre và có nguồn gốc từ Nhật Bản và Trung Quốc. Cái tên tùng la hán ra đời bởi cây ra quả có hình dáng giống như những vị la hán trong chùa.

Trước đây, loại cây này khá đắt giá. Vì vậy mà chỉ những gia đình giàu có mới có thể trồng chúng. Tuy nhiên nhờ công nghệ nuôi cấy mà hiện nay mà mức giá của chúng cũng mềm hơn nhiều.

Tùng la hán có tuổi thọ đặc biệt cao và thích nghi tốt với môi trường Châu Á. Đây là loại cây xanh quanh năm và có 2 loại: tùng la hán lá dài và tùng la hán lá ngắn. Các cây tùng la hán sống trong tự nhiên thường đặt đến chiều cao từ 10-15m và 2-4m nếu trồng trong chậu.

Thân cây khá chắc, bền bỉ với lớp vỏ xù xì nhìn vô cùng khỏe khoắn. Cây có tán lá dày và xếp thành nhiều tầng rất đẹp. Đặc biệt dáng cây khá dễ uống nên rất được yêu thích trong giới bonsai. Lá cây mọc khá thưa và chỉ có 2 màu: Xanh nhạt khi non và sẫm dần theo thời gian. Cây tùng la hán có chu kỳ thay lá lên đến 5 năm nên ít khi thấy lá già.



Ý nghĩa cây tùng la hán trong phong thủy

Người đời xem Tùng – Trúc – Cúc – Mai là bộ tứ cây đứng đầu. Trong đó cây tùng đại diện cho những biểu tượng và ý nghĩa tốt đẹp. Cây có dáng đứng hiên ngang nên được so sánh với những phẩm chất tốt đẹp của bậc quân tử.

Bên cạnh đó đặc tính xanh tốt khắp 4 mùa đại diện cho sức mạnh, sự may mắn, tài lộc sức sống. Ngoài ra một phẩm chất đẹp không thể bỏ qua đó là cây vô cùng dẻo dai, cứng cáp dù đương đầu với bão tố. Tạo nên ý chí kiên cường và hiên ngang cho gia chủ. Đặc biệt quả có hình dáng la hán trong chùa nên có tính tâm linh rất cao.

Cách trồng cây tùng la hán

Tùng la hán có thể được trồng với 3 cách: gieo hạt, chiết cành và tách bụi. Để có hiệu quả nhân giống và thời gian trồng nhanh thì chiết cành là phương pháp được sử dụng nhiều nhất. 

Để chiết được cây tốt thì trước hết ta phải chọn cành tốt. Cành tùng la hán phải tươi tốt, mạnh khỏe và tràn đầy sinh lực. Cành không được có sâu bệnh hay dị dạng cũng như phải đầy đủ vỏ, lá. Bên cạnh đó thì cành cần có đủ lá và mắt chồi, khi ấy sẽ giúp tiết kiệm được thời gian trồng và tăng khả năng sống cho cây con.

Bước 2: Khoanh vỏ

Khoanh vỏ là bước mà ta sẽ bỏ đi một phần lớp vỏ của cành cần chiết. Vỏ cây có hệ thống dẫn nước, dinh dưỡng để nuôi cành. Vì thế khi tiến hành cần làm cực kỳ cẩn thận để không làm xước vỏ cây. Để có kết quả tốt nhất thì hãy sử dụng các thiết bị chuyên dụng để quá trình thực hiện dễ dàng và an toàn hơn.

Bước 3: Làm bầu đất

Bầu đất sẽ được trộn lẫn từ đất bùn với mùn cưa, trấu, … để thành hỗn hợp bầu đất. Phần bầu cần được bọc bằng túi nilon đã đục lỗ để thoát nước vào phần cành đã được khoanh vỏ.

Để có được kết quả chiết cành tốt nhất thì phần đất trong bầu phải có độ ẩm vừa phải. Bầu quá khô hay quá ẩm sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến cành. Quá khô sẽ không đủ nước và độ ẩm, quá ướt dễ khiến cành bị thối.

Bước 4: Tách cây con

Khi thực hiện các bước trên sau một thời gian thì cành sẽ tạo rễ con. Lưu ý cành phải còn xanh tốt, đẹp và không có dấu hiệu gì xảy ra. Khi này ta hoàn toàn có thể cưa hoặc đem cắt cả phần bầu rễ để đem trồng xuống đất hoặc chậu thành cây con.

Cách chăm sóc cây tùng la hán

Vì tùng la hán là loại cây có sức sống mãnh liệt, khỏe và thích nghi tốt với các điều kiện môi trường khác nhau. Vậy nên ta không cần phải tốn quá nhiều công sức để chăm sóc. Tuy nói là vậy nên để cây có được một vóc dáng đẹp, khả năng phát triển tốt thì bạn nên chăm sóc cây theo những điểm chú ý sau đây.

Cây tùng la hán ưa loại đất vườn hoặc đất thịt giàu dinh dưỡng. Độ PH trung bình sẽ vô cùng phù hợp với cây tùng la hán. Thỉnh thoảng làm tơi xốp rất rất quan trọng để tránh cây bị úng gây thối rễ.



0 nhận xét:

Đăng nhận xét