Thứ Ba, 12 tháng 10, 2021

Tùng vạn niên, tùng la hán

Tùng la hán hay còn được gọi với cái tên “Vạn niên tùng” có tên khoa học là Podocarpus macrophyllus. Loại cây này thuộc họ thông tre và có nguồn gốc từ Nhật Bản và Trung Quốc. Cái tên tùng la hán ra đời bởi cây ra quả có hình dáng giống như những vị la hán trong chùa.

Trước đây, loại cây này khá đắt giá. Vì vậy mà chỉ những gia đình giàu có mới có thể trồng chúng. Tuy nhiên nhờ công nghệ nuôi cấy mà hiện nay mà mức giá của chúng cũng mềm hơn nhiều.

Tùng la hán có tuổi thọ đặc biệt cao và thích nghi tốt với môi trường Châu Á. Đây là loại cây xanh quanh năm và có 2 loại: tùng la hán lá dài và tùng la hán lá ngắn. Các cây tùng la hán sống trong tự nhiên thường đặt đến chiều cao từ 10-15m và 2-4m nếu trồng trong chậu.

Thân cây khá chắc, bền bỉ với lớp vỏ xù xì nhìn vô cùng khỏe khoắn. Cây có tán lá dày và xếp thành nhiều tầng rất đẹp. Đặc biệt dáng cây khá dễ uống nên rất được yêu thích trong giới bonsai. Lá cây mọc khá thưa và chỉ có 2 màu: Xanh nhạt khi non và sẫm dần theo thời gian. Cây tùng la hán có chu kỳ thay lá lên đến 5 năm nên ít khi thấy lá già.



Ý nghĩa cây tùng la hán trong phong thủy

Người đời xem Tùng – Trúc – Cúc – Mai là bộ tứ cây đứng đầu. Trong đó cây tùng đại diện cho những biểu tượng và ý nghĩa tốt đẹp. Cây có dáng đứng hiên ngang nên được so sánh với những phẩm chất tốt đẹp của bậc quân tử.

Bên cạnh đó đặc tính xanh tốt khắp 4 mùa đại diện cho sức mạnh, sự may mắn, tài lộc sức sống. Ngoài ra một phẩm chất đẹp không thể bỏ qua đó là cây vô cùng dẻo dai, cứng cáp dù đương đầu với bão tố. Tạo nên ý chí kiên cường và hiên ngang cho gia chủ. Đặc biệt quả có hình dáng la hán trong chùa nên có tính tâm linh rất cao.

Cách trồng cây tùng la hán

Tùng la hán có thể được trồng với 3 cách: gieo hạt, chiết cành và tách bụi. Để có hiệu quả nhân giống và thời gian trồng nhanh thì chiết cành là phương pháp được sử dụng nhiều nhất. 

Để chiết được cây tốt thì trước hết ta phải chọn cành tốt. Cành tùng la hán phải tươi tốt, mạnh khỏe và tràn đầy sinh lực. Cành không được có sâu bệnh hay dị dạng cũng như phải đầy đủ vỏ, lá. Bên cạnh đó thì cành cần có đủ lá và mắt chồi, khi ấy sẽ giúp tiết kiệm được thời gian trồng và tăng khả năng sống cho cây con.

Bước 2: Khoanh vỏ

Khoanh vỏ là bước mà ta sẽ bỏ đi một phần lớp vỏ của cành cần chiết. Vỏ cây có hệ thống dẫn nước, dinh dưỡng để nuôi cành. Vì thế khi tiến hành cần làm cực kỳ cẩn thận để không làm xước vỏ cây. Để có kết quả tốt nhất thì hãy sử dụng các thiết bị chuyên dụng để quá trình thực hiện dễ dàng và an toàn hơn.

Bước 3: Làm bầu đất

Bầu đất sẽ được trộn lẫn từ đất bùn với mùn cưa, trấu, … để thành hỗn hợp bầu đất. Phần bầu cần được bọc bằng túi nilon đã đục lỗ để thoát nước vào phần cành đã được khoanh vỏ.

Để có được kết quả chiết cành tốt nhất thì phần đất trong bầu phải có độ ẩm vừa phải. Bầu quá khô hay quá ẩm sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến cành. Quá khô sẽ không đủ nước và độ ẩm, quá ướt dễ khiến cành bị thối.

Bước 4: Tách cây con

Khi thực hiện các bước trên sau một thời gian thì cành sẽ tạo rễ con. Lưu ý cành phải còn xanh tốt, đẹp và không có dấu hiệu gì xảy ra. Khi này ta hoàn toàn có thể cưa hoặc đem cắt cả phần bầu rễ để đem trồng xuống đất hoặc chậu thành cây con.

Cách chăm sóc cây tùng la hán

Vì tùng la hán là loại cây có sức sống mãnh liệt, khỏe và thích nghi tốt với các điều kiện môi trường khác nhau. Vậy nên ta không cần phải tốn quá nhiều công sức để chăm sóc. Tuy nói là vậy nên để cây có được một vóc dáng đẹp, khả năng phát triển tốt thì bạn nên chăm sóc cây theo những điểm chú ý sau đây.

Cây tùng la hán ưa loại đất vườn hoặc đất thịt giàu dinh dưỡng. Độ PH trung bình sẽ vô cùng phù hợp với cây tùng la hán. Thỉnh thoảng làm tơi xốp rất rất quan trọng để tránh cây bị úng gây thối rễ.



Thứ Năm, 2 tháng 9, 2021

Cây hoa hồng, trồng và chăm sóc hoa hồng

Cây hoa hồng là loại cây phàm ăn, ưa nắng và có khả năng ra hoa quanh năm. Muốn cây phát triển tốt và sai hoa thì việc bón phân lót trước khi trồng là rất quan trọng, đồng thời cần phải thường xuyên bón thúc sau mỗi đợt thu hoạch hoa.

Thời điểm tốt nhất trồng hoa hồng thường vào tháng 2 - 3 hoặc vào mùa Thu tháng 10 hàng năm vì thời tiết lúc này thuận lợi cho sinh trưởng phát triển của cây. Nếu trồng ít thì mùa nào cũng có thể trồng được, 

Đất thích hợp là đất thịt hoặc là đất thịt pha cát. Chọn đất cao không bị ngập úng, bằng phẳng tơi xốp thông thoáng có độ pH 5,6 - 6,5 đất có thời gian nắng khoảng 8 giờ/ngày. Đất làm kỹ lên luống cao, đất làm sâu 30 em luống rộng 1,2 m bón lót phân chuồng, NPK và vôi, trấu trước 7 - 10 ngày.


Để kích thích cây ra hoa thì việc cắt tỉa khá quan trọng. Thường xuyên cắt tỉa nhánh khô, những cành ốm yếu không còn lá, lá vàng úa, sâu bệnh để cây thông thoáng quang hợp dễ dàng. Cây hoa hồng sinh trưởng phát triển mạnh, sau cắt tỉa 15 ngày đã bắt đầu ra nhánh khác, hoa sẽ mọc ra từ đầu những nhánh non tơ.

Cần tỉa bớt hoa thứ cấp để hoa chính thật to. Mỗi nhánh hồng cho cần để 1 hoa to là đủ vì cây hồng có 6 - 7 nhánh sẽ cho 6 - 7 hoa đẹp. Sau mỗi năm nên đốn phớt và vài ba năm lại đốn đau 1 lần (cắt sát gốc để chồi mọc lên).

Khi cắt hoa hồng để cắm cần chú ý vị trí cắt hoa ảnh hưởng trực tiếp đến độ dài cành, cuống hoa, tới sự nảy mầm của mầm dưới vết cắt và số ngày cắt lứa sau. Cành chừa lại càng dài, càng nhiều lá thì số ngày đến cắt lứa sau càng ngắn. Nói chung nên chừa lại 2 chính có 5 lá nhỏ. Sau khi cây ngủ nghỉ qua Hè, cây chưa hồi lại sức sống, cắt vào tháng chín, tháng 10 có thể chừa lại 3 nhánh lá có 5 lá nhỏ. Tháng 3 tháng 4 cây sung sức, để khống chế chiều cao, có thể chừa lại ít, hoặc không chừa lại nhánh có 5 lá nhỏ, thậm chí cố thể cắt đến cành ra hoa chính.


Việc nhân giống hoa hồng cũng rất dễ dàng, chọn những cành bánh tẻ cắm xuống đất ẩm là đã có thể có một cây hoa hồng mới.



Thứ Tư, 1 tháng 9, 2021

Thuần hóa và nuôi dưỡng cây phong lá đỏ tại Việt Nam

Cây phong lá đỏ là một loài cây phù hợp với khí hậu lạnh ôn đới, nhưng cũng có thể trồng ở Việt Nam.  Với khí hậu Việt Nam cần tưới và chăm sóc cây ở trong bóng mát.


Cây phong lá đỏ có thể sống khỏe ở nhiệt độ từ 25 đến 35 độ C, nhiệt độ thấp hơn nữa thì càng tốt. Vì vậy, nên trồng phong ở nới vừa có bóng mát, vừa có ánh nắng mặt trời, ngày tưới 1-2 lần. Vào mùa hè, nếu nhiệt độ ngoài trời lên 40 độ C phải đưa cây vào trong bóng mát, lúc này bắt buộc phải tưới nước 3-4 lần/ngày”.

Giống như nhiều loài cây cảnh khác, cây phong cũng có hoa có quả, nhưng người chơi phong thường chơi lá là chính. Với cây phong có thể cho lá đỏ quanh năm, nếu như biết chăm sóc.

Cây phong có lá non thường có mầu đỏ, khi lá già chuyển dần sang màu xanh, người chơi có thể ngắt đi để cây ra lá non. Làm vậy, cây phong sẽ luôn có màu đỏ. Đặc thù khi về Việt Nam cây không đổ màu lá đỏ vào mùa thu như khí hậu vùng ôn đới.  

Chăm sóc cây phong lá đỏ cần đủ nước, thiếu nước hay để cây ở nhiệt độ quá nóng, lá phong sẽ bị xoăn lá.

Cây hoa huệ mưa - cây hoa tóc tiên, cây huệ đất, cây hoa mưa

Cây hoa huệ mưa hay còn được gọi là cây hoa mưa, cây huệ đất, cây hoa tóc tiên. Cây có tên khoa là Zephyranthes Carinata Herb.

Cây hoa huệ mưa là giống cây bụi nhỏ, có củ, cây khỏe, ưa nắng. Hoa huệ mưa thích nghi tốt trong mọi điều kiện khí hậu nên được trồng làm cây cảnh trang trí không gian sống.


Lá cây hoa tóc tiên mọc từ củ nhỏ sát với đất. Hình dạng lá thuôn dài với chiều dài khoảng 10 đến 15 cm. Khi lá phát triển đến độ dài nhất định thường sẽ cong ngược xuống đất nhìn rất mong manh, mềm mại.

Hoa cây Huệ mưa ra quanh năm, điều kiện tiên quyết là phải cung cấp đủ nắng và tưới đủ cho cây, không quan trọng quá nhiều về mặt phân bón. Mỗi bông hoa huệ mưa có 6 cánh xen lẫn với nhau  và mọc đều ở phần đỉnh. Khi hoa héo rồi tàn thì cây sẽ cho trái với hình dạng tròn trịa. Bên trong trái là những hạt nhỏ màu nâu, hạt này thường dùng để nhân giống trồng cây mới.


Cây tóc tiên nẩy cây con từ củ rất nhanh, chúng chen chúc đầy chậu. Chỉ cần tách củ ra là đã có bụi mới. Ít tưới nước để khô cây thì cây sẽ khó ra hoa, nhưng sức sống vẫn rất mãnh liệt khó chết. Để nơi râm thì cây sẽ lụi tàn dần.



Thứ Bảy, 28 tháng 8, 2021

Cây hoa quỳnh, dạ quỳnh và nhật quỳnh

Cây hoa quỳnh có tên khoa học là Epiphyllum, thuộc họ xương rồng – Cactaceae, cây có xuất xứ từ Trung Mỹ. Trong tự nhiên, ở các khu rừng nhiệt đới cây quỳnh bám vào thân cây, chỉ sống dựa vào chất mùn trên vỏ cây chứ không sống ký sinh.

Hoa quỳnh có hai loại Nhật quỳnh và Dạ Quỳnh. Dạ quỳnh thường nở về đêm nên được mệnh danh là nữ hoàng bóng đêm. Hoa dạ quỳnh chỉ nở trong một đêm , sáng hôm sau hoa đã tàn, còn nhật quỳnh nở đến 3-4 ngày mới tàn.

Cây hoa quỳnh thuộc họ xương rồng nên cây quỳnh có hình dáng khá đặc trưng. Cây hoa quỳnh có thân cây dài, uốn lượn, chia thành các thùy dẹp và rộng với độ dày khoảng 3-5mm, độ rộng 1-5cm.

Hoa quỳnh mọc ở kẽ của những vết khía trên thân. Hoa hình chuông, giống chiếc kèn với 3-5 lớp cánh mềm mỏng như lụa dù bề mặt phủ sáp xếp chồng lên nhau tạo hình viền váy ôm lấy nhị hoa nhiều lớp lộng lẫy. Hoa có nhiều màu sắc từ trắng, hồng, đỏ, vàng, cam… với kích thước lớn đường kính đạt 8-20 cm. Các cánh hoa từ từ hé mở đến khi đạt được kích thước lớn nhất. Hoa quỳnh cũng có hương thơm dịu nhẹ, đặc biệt là dạ quỳnh làm thơm ngát cả không gian. 

Cây quỳnh cũng có quả giống dạng quả thanh long, ăn được, nhưng kích thước nhỏ hơn chỉ khoảng 3-4 cm.


Cách trồng cây hoa quỳnh 

Cách trồng: Đầu tiên, vứt bỏ bớt các cành quỳnh nhỏ, hoặc các thân quá cỗi, chỉ giữ lại những cành to, thân (lá) dầy, còn cành nào cao quá cắt ngắn bớt, để riêng những cành vừa cắt cất vào trong chỗ mát, một tuần sau đem ra cắm lại vào chậu hay trồng vào chậu mớị (để trong mát một tuần cho vết cắt lành, không bị nhiễm nấm)

Bỏ cây quỳnh vào chậu cho đất vào, ấn nhẹ cho chắt gốc, tưới cho đẫm nước. Sau đó để chậu quỳnh trong chỗ mát ba bốn tuần, rồi mới mang ra phơi nắng. Khoảng một tháng sau, sẽ có các cành quỳnh mọc thẳng, mạnh từ dưới đất lên, những cành này sẽ cho hoa liền trong vài nãm. Mỗi nhánh này sẽ có ít nhất hai tới ba bông hoa vào vụ hoa chính mỗi năm (tháng 8-tháng 9 tuỳ theo khí hậu nóng lạnh).

Không nên thay đất sớm quá, để quỳnh trong nhà không đủ ánh nắng, chỉ lên những ngọn vượt nhỏ, không ra hoa được. Quỳnh rất dễ trồng, bẻ cành cắm xuống là mọc. Nhưng chỉ những nhánh quỳnh mạnh, to, khỏe của các năm trước, năm nay mới có hoa.

Chăm sóc hoa quỳnh cần đầy đủ dinh dưỡng để cây ra nhiều và bền hoa. Nên dùng loại phân 20-20-20, đều. Mỗi tháng một cốc nhỏ từ tháng 4 đến tháng 9, không nên dùng những loại phân bón có nồng độ nitơ cao. Lý do mà quỳnh không nở hoa chủ yếu là thiếu ánh nắng hoặc chưa đủ tuổi (thường phải từ 5 tuổi trở lên, quỳnh mới cho hoa nở rộ).

Cây hoa quỳnh nguyên thủy sống trong bóng râm ở sa mạc hoặc tán lá của rừng nhiệt đới nên cây quỳnh tương đối dễ trồng. Trồng quỳnh nên có đất xốp và thoát nước là cây phát triển được. Quỳnh sống được rất lâu trong môi trường tự nhiên và chịu khô hạn tốt nhưng không chịu được úng, ngay cả khi không được chăm sóc, quỳnh vẫn sống nhưng không ra hoa. Do đó, quỳnh cần được chăm bón thường xuyên để cho hoa và có tuổi thọ lâu dài.

Cây quỳnh thường trồng ở chỗ có nhiều nắng chiếu vào nhưng tránh ánh nắng trực tiếp, mô phỏng môi trường sống tự nhiên của nó. Vì vậy, luôn cần để đất của chậu quỳnh khô mặt, rồi mới tưới nước.

Lúc quỳnh chưa ra hoa đầu mùa, để cho chậu quỳnh khô một hoặc hai tuần hãy tưới. Không nên tưới thường xuyên quá. Vì cây quỳnh cùng họ với cây xương rồng, chịu khô hạn. Tưới nhiều nước, rễ sẽ bị úng, cây trồng mãi không thấy có lộc non và không có hoa. Cần lưu ý không trồng quá nhiều cây trong một chậu, khoảng 8 cây một chậu 30cm. Vì quá nhiều cây, cây nào lên cũng bé tí xíu, không có hoa được.

Hoa quỳnh đẹp nhưng sớm nở, chóng tàn, từ đặc tính đó loài hoa này được tượng trưng cho những điều đẹp đẽ nhưng ngắn ngủi. Sự mong manh, thanh khiết của hoa còn tượng trưng cho vẻ đẹp dịu dàng, e ấp của người thiếu nữ.


Trong tự nhiên, cây hoa quỳnh thường được trồng với cành giao – loài cây có lá thoái hóa rụng hết chỉ trơ lại cành. Quỳnh trĩu xuống, cần nơi gác dựa, trồng cạnh giao trông như chỉ có lá như cần nâng niu. Hai loại cây này như hỗ trợ, bổ sung, âm dương hòa hợp trở thành biểu tượng của tình yêu đẹp. Bên cạnh đó khi trồng quỳnh bên giao thì hoa nở sẽ đẹp, rộ với hương thơm nồng nàn hơn.

Cây quỳnh thường được trồng chậu trưng ở ban công cho rủ xuống hoặc để trên giá kệ trưng ở phòng khách hoặc trồng quỳnh cho leo dựa bám vào vật liệu, trồng chậu treo buông rủ trưng hiên nhà.

Cây ngọc nữ, dây ngọc nữ

Cây ngọc nữ là một loài cây ưa nắng dễ trồng, dễ nhân giống, dễ chăm sóc. Cây ngọc nữ cho hoa trắng tinh khôi, dạng dây leo có giàn hoa rất đẹp được trồng sân vườn, biệt thự, ban công,…

Cây ngọc nữ có tên khoa học là Clerodendron thomsonae, cây có nguồn gốc từ Tây Phi.


Cây ngọc nữ cắt gọn gàng thành cây hoa lùm trang trí. Nhưng cũng có thể cho chúng leo dàn, màu sắc hoa rất đẹp, cây cho hoa nở gần như quanh năm. Cây ngọc nữ leo cao, có cây lên đến 2-5 m. Cành non có 4 cạnh và phủ lớp lông tơ mịn, cành dài mềm vươn cao. Lá nguyên mọc đối xứng nhau có hình trứng rộng, gốc lá hình tim hay thuôn đầu nhọn, mặt trên phủ lông mịn.

Hoa ngọc nữ được hợp lại với nhau thành xim ở những nách lá, phía ngay đầu cành. Gốc mỗi bông hoa có những lá bắc nhiều người thường nhầm tưởng đó là hoa ngọc nữ nhưng không phải nhé, lá bắc có màu trắng, có lông, cánh khá dài và phồng lên dạng màng còn phía gốc lại hợp lại thành những ống ngắn. Còn hoa ngọc nữ thì có màu đỏ thắm, ở giữa những cánh hoa chia 5 thùy hình trái xoan và có đến 4 chiếc nhị thò hẳn ra ngoài.

Nhân giống cây hoa ngọc nữ
Cây hoa ngọc nữ được nhân giống đơn giản bằng cách giâm cành. Chọn khi thời tiết mát mẻ, chọn những cành cây không quá già cũng không quá non, cành mập mạp, nếu cành ngọc nữ đang ra hoa thì càng tốt.

Cây có tốc độ sinh trường nhanh, nhưng khi trồng cây ta vẫn phải lưu tâm đến đất, nước và chất dinh dưỡng, cụ thể đất trồng ngọc nữ phải là loại đất mềm, tơi xốp, đủ chất dinh dưỡng. Chú ý cây cần nắng và được thoát nước tốt.

Cây lan rẻ quạt

 Lan rẻ quạt là một loại địa lan, cây dễ trồng, vào mùa hè nhiều nắng hoa liên tục và sai hoa. Cây còn có tên khác như cây xạ Can, cây lưỡi đồng. Tên khoa học của cây là: Trimezia martinicensis / Neomarica longifolia.

Cây Lan Rẻ Quạt chịu nắng, mọc thành bụi, có thân hình giống như cây lay ơn nhưng  hoa thì khác hoàn toàn, cây cao khoảng từ 40-60cm.

Lá của cây có màu xanh cuối, mọc sát gốc và chia đều thành hai bên, lá xòe như chiếc quạt, trong đó cụm lá Lan Rẻ Quạt mọc từ thân hành nhỏ với một lớp phủ ngoài có sợi, lá có hình như một thanh kiếm nhọn dựng đứng, rộng khoảng 2.5cm và có đường gân chính giữa.

Cây Lan Rẻ Quạt hầu như không có thân. Hoa của cây màu vàng hoặc màu đỏ, phổ biến nhất vẫn là màu vàng, những cánh hoa vàng có nhiều chấm đốm nâu, cành hoa dài khoảng 30-60cm, cụm hoa mọc thưa có cuống dài, hoa nhanh tàn, nhưng lại nở quanh năm.

Cây có trái hình tứng, hạt hình cầu màu xanh đen bóng, đường kính khoảng 5mm, rễ cây thuộc rễ chùm, bò ngang sát mặt đất và phát triển khá nhanh.


Trong đông y, loại cây này là vị thuốc có tên là xạ can mang tính đắng, tính hàn có tác dụng tốt trong tán kết tiêu viêm, chỉ khái hóa đàm, thanh nhiệt giải độc, lợi tiêu hóa, kháng khuẩn, ho gà, khản tiếng, bí đại tiểu tiện, thống kinh,  chữa sốt, rắn cắn, sưng vú do tình trạng tắc tia sữa, hen suyễn, quai bị, hỗ trợ cữa nhiều kiểu viêm họng.

Trong rễ và thân có chứa irisfloretin, shekanin, belamcandin, tectoridin có tác dụng chữa ho đờm, đau nhức tai, rối loạn tiêu hóa, viêm họng cấp và mãn tính, viêm họng hạt, viêm, đau họng từ bên ngoài, sưng amidan, hỗ trợ chữa vết thương ngoài da. 

Thứ Sáu, 9 tháng 7, 2021

Trồng và chăm sóc cây hoa nhài nhật

Cây nhài nhật là cây hoa thuộc họ cà, cây có tên tiếng anh là Manaca Rain-tree. Cây nhài nhật mọc thành bụi, hoa có khả năng đổi mầu, lúc mới nở cây cho hoa màu tím, sau một thời gian hoa chuyển sang mầu trắng rồi tàn. Vì thế cây còn được gọi là hoa 2 màu.

Hoa nhài nhật thường mọc tập trung ở phía đầu cành, hoa mọc dạng đơn và có từ 2-3 bông. Những cánh hoa cùng cuống hoa hợp thành một ống rộng phía trên đầu chia thành 5 thùy xòe rộng. Về mặt hoa, hoa nhài nhật chỉ cho vẻ đẹp ở mức trung bình. Nhưng Hoa nhài nhật có 2 ưu điểm vô cùng đặc biệt là sai hoa và hoa thơm nhẹ nhàng, quyến rũ. Vì cây sai hoa, mỗi bông hoa thơm nhè nhẹ nhưng nhiều hoa nở một lúc tạo thành hương thơm đậm đà không kém bất cứ cây hoa thơm nào khác. 


Trồng và chăm sóc cây hoa nhài nhật

Cây Hoa Nhài Nhật hợp với mọi kiểu đất. Từ đất bạc màu nghèo sinh dưỡng, đất đồi núi hơi chua cho đến đât đồng bằng trung tính. Vì vậy, bạn có thể sử dụng bất kì loại đất nào để trồng hoa nhài Nhật. Tuy nhiên để cây tươi tốt và sai hoa thì có nên cung cấp thêm phân bón.

Chăm sóc nhài nhật phải cần chú ý đến độ ẩm của đất. Nhài nhật không ưa ẩm nhiều, thường bạn chỉ cần tưới nước 1 lần/ngày là đủ. Nhất là với những ngày mưa ẩm thì càng không cần tưới nhiều. Mùa mưa nên cho cây vào mái che tránh nát hoa và cây bị úng.

Cây hoa nhài nhật cần ánh sáng để đảm bảo ra sai hoa. Vào mùa nắng gắt bạn có thể trồng hoa nhài nhật dưới một lớp lưới đen. Đủ nắng, nắng vừa phải sẽ đảm bảo cây ra sai hoa và đẹp.

Về nhiệt độ, cây hoa nhài Nhật Bản phát triển và sinh trưởng tốt trong khoảng nhiệt từ 18 đến 35 độ C. Cây dễ dàng thích nghi với khí hậu Việt Nam.

Về sâu bệnh, nhài Nhật có sức đề kháng tốt, ít vướng phải sâu bệnh. Bạn chỉ phải phòng ngừa một số loại bệnh như: nhện đỏ, nấm, sâu đục lá,.. Cần bắt bỏ sâu, tỉa bỏ cành bị bệnh và phun thuốc theo hướng dẫn của chuyên gia.

Cách ép hoa cây nhài nhật

Khi cây nhài nhật khỏe mạnh chúng sẽ ra hoa túc tắc trên đầu ngọn. Nhưng muốn chúng ra hoa đồng loạt và nở rộ thì ta cần cắt nước cho cây khô hạn rụng lá hoặc ngắt lá. Với phương pháp cắt nước bấm ngọn, làm cây bị khô hạn vài ngày sẽ đỡ tốn thời gian nhưng cắt nước quá tay có thể làm cây suy kiệt, còn cắt nước chưa đủ độ thì lại làm cây khó ra hoa. Với cây to thì việc ngắt lá sẽ mất thời gian hơn nhưng nhưng đảm bảo cây khỏe mạnh và khả năng cho hoa rất cao. Chú ý khi cây ăn nắng đủ lực và phát triển tốt mới nên ép hoa. Mùa nắng hoa sẽ nhanh tàn hơn so với mùa lạnh.

Trồng và nhân giống hoa nhài nhật

Nhài Nhật được nhân giống chủ yếu qua phương pháp giâm cành. Bạn chỉ cần cắt cành to khỏe, không sâu bệnh, đã từng ra hoa vào bầu đất là được. Sau khi cành giâm hình thành rễ thì bạn đưa ra chậu để trồng hoa nhài Nhật. Nên ủ lót bằng phân chuồng đã ủ hoai mục, phân lân, phân kali để cây có thể phát triển tốt nhất. Trong quá trình phát triển của cây, bạn nên dùng thêm cả phân đạm tốt cho lá.

 

 

Thứ Năm, 15 tháng 4, 2021

Cây cúc mốc

Cây cúc mốc hay còn được gọi là nguyệt bạch, Thạch cúc, cúc bạch, Bạch phù dung… Cây có tên khoa học là Crossostephium chinense hoặc Graphalium spp. Cây cúc mốc có nguồn gốc từ Đài Loan.

Cây Cúc mốc là cây thân gỗ nhỏ, chỉ cao khoảng 20-80cm. Cúc mốc có hình dáng cây rất độc đáo, phù hợp với loại hình làm bonsai nghệ thuật. Thân cây cứng, thô, nhỏ, màu nâu, phân nhiều cành nhánh, dáng cây gồ ghề, phong trần dễ tạo thành dáng bonsai.

Lá cây cúc mốc có màu bạc và hoa mầu vàng nhỏ li ti. Trên bề mặt lá có phủ lông tơ mịn màu trắng trông xa như những vết mốc. Lá mọc thành vòng ở đỉnh, trông xa lá cây như phủ một lớp tuyết mỏng rất bắt mắt. 



Lá cúc mốc thường mọc so le. Ở gần gốc lá chia thành 3 thùy nhỏ, các lá phía trên hình trứng thuôn dài, to dần về ngọn, đầu tù. Cây được mệnh danh là diệp bất ly thân, hoa vô lạc địa bởi khi lá già úa, chết đi vẫn kiên cường bám chặt vào thân.

Hoa cúc mốc mọc ở kẽ lá kết thành chùm màu vàng xanh nhưng nhỏ bé và không nổi bật, mùi hắc đặc trưng của họ cúc. Hoa thường nở từ tháng 1-3 hàng năm. Cây cũng có quả dạng vành, các hạt khi rơi xuống cũng dễ dàng mọc thành cây con.


Cách trồng và chăm sóc cây cúc mốc

Cúc mốc là loài cây có sức sống khỏe và không kén đất, kể cả đất nghèo dinh dưỡng. Tuy nhiên cây phát triển tốt trên đất thoáng xốp, thoát nước tốt. Nếu trồng lấy lá thì tăng cường chăm sóc, tưới bón để bộ lá xum xuê.

Về chế độ tưới: Cây có nhu cầu nước rất ít vì thân gỗ, lá nhỏ. Cây chịu úng kém nên khi tưới nhiều quá làm cây bị úng, thối rễ, dẫn đến chết cây. Cây chịu hạn tốt nên chỉ cần tưới khi thấy đất trên mặt chậu hơi trắng.

Ánh sáng: Cây hoa cúc mốc ưa sáng hoàn toàn hoặc 1 phần bóng râm. Nắng nhiều thì lá cây càng đẹp. Để trong râm cây sẽ yếu và phát triển kém.

Cúc mốc làm thuốc trong đông y

Trong đông y, cúc mốc có tính mát, vị cay, không độc, thơm có rất nhiều công dụng: làm sáng mắt, chữa chảy máu cam, chữa sởi, trị ho, ù tai, điều hòa kinh nguyệt, làm tan mằng nhầy, chữa thổ huyết, cảm mạo….

Lá cúc mốc được dân gian dùng để chữa ăn không tiêu, nhức đầu, cảm mạo, đau bụng.

Để chữa ho rất hiệu quả, các mẹ thường lấy lá cúc mốc hấp với mật ong cho bé ăn vài lần là khỏi.

Tại Phillipin hoa và lá cúc mốc còn được dùng để uống như trà để giúp thông hơi.