Thứ Hai, 29 tháng 3, 2021

Cây không khí

Cây Không Khí có tên tiếng anh là Tillandsia. Cây không khí tồn tại, sống và phát triển trong không khí chỉ cần nước, chút sương vào buổi sớm mai. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 600 loại Cây Không Khí cùng họ với nhau.

Cây không khí có bộ rễ kém phát triển, có khả năng sống bám vào vật chủ và hấp thụ nước qua lá. Lá cây không khí thường thon dài, nhọn ở đầu, có kích thước nhỏ, thường thì là có màu xám xanh còn các lá bắc có màu đỏ, hồng, tím.

Một số cây không khí còn cho hoa, những bông hoa nhỏ nhắn, xinh xắn và đẹp mắt. Cây không khí có thể treo gần nơi ẩm mát hoặc cho vào lọ thủy tinh làm tiểu cảnh, trồng trong lòng vỏ ốc để trang trí treo tường. 


Mỗi cây Không Khí chỉ chia nhánh và ra hoa đúng 1 lần trong vài năm. Hoa có thể tươi trong vài ngày hoặc  tuần. Trong thời kỳ nở hoa, cây bắt đầu sinh sản các nhánh con. Mỗi cây sẽ sản sinh ra từ 2 hoặc 8 nhánh.

Một số loại cây không khí đẹp

+Cây Không Khí Tóc Tiên

Cây Không Khí Tóc Tiên tên khoa học là Usneoides có nguồn gốc ở Tây Ban Nha. Loại cây này có chiều dài trung bình khoảng từ 80cm đến 2m. Tuy nhiên, có những cây được chăm sóc tốt thì có chiều dài trên 3m. Cây Không Khí Tóc Tiên cũng giống với các loại cây cùng họ khác đều sống chủ yếu bằng không khí và nước. Nếu loại cây này được trồng ngoài trời thì thức ăn chủ yếu của chúng là mảnh vụn và bụi.


Cây Không Khí Tóc Tiên khi treo ngược thì những chiếc lá mảnh buông xuống xếp thành hàng ngang, nhìn trông không khác gì những tấm rèm có màu sắc nhẹ nhàng, độc đáo và bay bổng. 

+ Cây không khí Kim Yến: 


+ Cây không khí Sao Mai:


+ Cây không khí Thạch Thảo:


+ Cây không khí đuôi cáo

+ Cây không khí Nữ Hoàng:


+ Cây không khí Bông Tuyết:


Trồng và chăm sóc cây không khí

Những cây không khí có lá cứng, có màu xám thì chúng cần nhiều ánh sáng nhưng ít nước, đối với những loại cây mềm có màu xanh thì đòi hỏi ít ánh sáng nhưng nhiều nước. 

Cây Không Khí không cần phải tưới nước nhiều, bạn chỉ cần lấy bình xịt lên cây 1 hoặc 2 lần trong 1 tuần. Lưu ý cây bị đọng nước sẽ khiến cho cây bị chết. Nếu cây để ngoài ao cá hoặc khu vực gần nước thì không cần phải xịt nước. Còn đặt cây ở những nơi khí hậu nóng bức thì ngoài việc xịt nước mỗi ngày ra, thì khoảng 1 tiếng hoặc 2 tiếng nhúng cây vào nước xong vớt ra. 

Cây Không Khí sinh trưởng và sống tốt ở nhiệt độ từ -10 °C đến 30°C. Nếu nhiệt độ ngoài trời quá lạnh hoặc nóng thì bạn nên đem vào trong nhà. 

Cây không khí không yêu cầu phân bón nhiều. Nhưng để cây phát triển nhanh thì cũng có thể phun cho cây phân bón lá. Hoặc dùng nước bể cá tưới cho cây cũng rất tốt.

Lá cây không khí có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng trong không khí là nhờ các lông tơ trên lá và vì những lông tơ này nên chúng có màu xanh xám hoặc trắng xanh. Còn đối với bộ rễ có tác dụng bám vào thân chủ nên không có khả năng giúp cây sinh trưởng, và bạn có thể cắt tỉa rễ cây tùy thích.

Nhân giống cây không khí

Cây không khí cho quả, đến khi già vỏ quả tách ra nhờ gió sẽ phát tán hạt hoa đi khắp nơi. Nhưng trong quá trình phát tán hạt thì không phải hạt nào cũng có thể nảy mầm thành cây, bởi chúng phải mất nhiều năm để sinh trưởng. Ngày này việc nhân giống cây không khí phải tách ra từ cây bố mẹ, để cây có chiều cao bằng một nửa cây bố mẹ thì mới có thể tách cây ra được.

Đối với loại cây không khí này có công dụng rất đặc biệt đối với con người, vì chúng có khả năng tăng oxy trong không khí vào đêm vậy nên bạn có thể đặt loại cây này ở phòng ngủ. Hoặc hãy đặt chúng ở bàn làm việc sẽ giúp bạn cảm thấy thư giãn và thoải mái hơn, trợ giúp làm việc học tập hiệu quả.


Thứ Năm, 25 tháng 3, 2021

Cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ là loại cây dễ trồng, mọc thành từng bụi lá cây có màu xanh bóng, cứng và dày và nhọn về phía hai đầu. Cây lưỡi hổ có nhiều loại như lưỡi hổ vàng, lưỡi hổ xanh, lưỡi hổ trắng, lưỡi hổ hình trụ, lưỡi hổ vằn. Cây lưỡi hổ có viền lá có màu vàng, kéo dài từ gốc đến ngọn lá sẽ đẹp mắt hơn loại lưỡi hổ vằn không có viền. 

Cây có tên khoa học của cây là Sansevieria Trifasciata, thuộc họ Măng tây và có nguồn gốc ở Nigeria (Châu Phi). Ở những nơi này thì lưỡi hổ là một nguyên liệu quan trọng dùng trong sản xuất gai dầu, bện các loại vật liệu thiết yếu dùng trong đời sống (dây thừng, rổ, giỏ) nhờ tính dẻo dai bền chắc. Cây lưỡi hổ có khả năng chịu khô hạn rất tốt. Ngoài ra cây còn sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện thiếu sáng. Nhờ khả năng sống dẻo dai nên cây được ưa chuộng trồng tại một số không gian thiếu sáng và không cần nhiều công chăm sóc. 

Cây lưỡi hổ có hoa màu trắng nhạt ngà vàng, 6 cánh mềm mại. Hoa nở biểu hiện cho sự may mắn, phát tài cho năm đó của bạn.


Cây sống khỏe, dễ trồng nhưng được ưa chuộng vì người xưa còn quan niệm rằng đây là một trong những cây giúp xua đuổi trừ tà rất hiệu quả.

Lưỡi hổ còn được Nasa chứng minh có tác dụng lọc sạch không khí, hấp thụ 107 loại khí độc và đem lại không gian trong sạch: có thể hút được formaldehyde 0,938 gram/h. Đặc biệt, nó có thể hấp thu cả các độc tố gây ung thư như formaldehyde và nitrogen oxide.

Đặc biệt về đêm cây lưỡi hổ vẫn tiếp tục hấp thụ CO2 và nhả Oxy ra ngoài. Khác hoàn toàn so với những cây trồng bình thường khác.

 Trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ

Lưỡi Hổ là một loài cây cảnh cực kỳ dễ chăm sóc, ít nước cũng được, nhiều nước cũng xong, ít nắng cũng được nhiều nắng thì tốt. 

Loại đất trồng phù hợp để cây phát triển nhanh nhất là loại đất có nhiều độ mùn cao và thoáng khi, như đất có tỷ lệ sơ dừa cao nhưng phải diệt nấm mốc vì trong sơ dừa có khá nhiều nấm mốc.

Nhân giống cây cũng rất dễ dàng, có thể nhân giống bằng cách tách bụi hoặc giâm lá. Với nhiều giống lưỡi hổ cho lá ngắn nhỏ xinh, không gian trong nhà lại càng dễ trang trí đẹp mắt.

Thứ Tư, 17 tháng 3, 2021

Cây hoa ngũ sắc

Cây hoa ngũ sắc có tên gọi khác là cây trâm ổi, cây tứ quý. Cây thuộc họ cỏ roi ngựa, có nguồn gốc từ Trung Nam Mỹ. Cây hoa ngũ sắc là một cây dễ trồng, cây có một sức sống đầy mãnh liệt. Cây thường sắc được trồng sân vườn, làm cây trồng công trình, công viên, hàng rào. Ưu điểm, cây hoa Ngũ sắc có nhiều màu nổi bật, hoa nở quanh năm. Cây ít sâu bệnh, chịu khô tốt và không tốn nhiều công chăm sóc. Càng khắc nghiệt cây càng ra hoa rực rỡ.

Cây hoa ngũ sắc hiện có nhiều màu: màu cam, trắng, tím, vàng, đỏ, hồng, tím. Các mầu có thể pha trộn với nhau tạo nên những bông hoa nhiều màu sắc. Quả cây ngũ sắc có màu xanh mềm hình cầu có mùi thơm hương ổi. Khi chín mọng, quả có màu đen có hạt xù xì và cứng.


Cây hoa ngũ sắc ưa nơi có nhiều ánh sáng mặt trời, nhiều nắng. Thường trồng tại công viên, sân vườn, dưới tán cây to,... Ngoài ra, ngũ sắc còn trồng cho leo vòm cổng hoa bắt mắt. Nhiều gốc ngũ sắc lâu năm xù xì đẹp mắt còn được sử dụng làm cây bonsai.

Cây không ưa ngập úng nên đất cần tơi xốp bạn có thể pha thêm cát hoặc xơ dừa để cây thoát nước tốt. Nếu trồng ở đất thịt khả năng thoát nước kém thì nên hạn chế số lần tưới nước lại.

Nếu trồng chậu không nên sử dụng phân vô cơ sẽ làm cây bị xót teo rễ lâu dần cây sẽ chết. Muốn cây luôn xanh tốt nên sử dụng phân chuồng hoặc phân bò ủ hoai mua ngoài tiệm cây cảnh.

Cây hoa ngũ sắc rất dễ nhân giống bằng phương pháp giâm cành hoặc trồng bằng hạt.

Hoa ngũ sắc có chứa nhóm hợp chất tự nhiên coumarin, tác dụng xua đuổi muỗi hiệu quả. Vì thế, hoa ngũ sắc được sử dụng làm thành phần chính trong rất nhiều loại thuốc chống muỗi.


Trong đông y, hoa ngũ sắc có thể dùng làm thuốc cầm máu, sát khuẩn, chữa vết thương nhỏ hẹp. Lá và hoa ngũ sắc 30g phối hợp với gừng tươi 10g, phơi hoặc sấy khô, tán nhỏ, rây bột mịn, rắc vào vết thương. Hoặc lá ngũ sắc để tươi, rửa sạch, giã đắp vào vết thương. Nếu vết thương rộng thì sơ cứu xong sau đó đến cơ sở y tế để được cấp cứu.

Cây hoa ngũ sắc trị chứng tiêu khát của bệnh đái tháo đường: Lấy toàn bộ cả cành, lá và hoa cây ngũ sắc phơi khô. Thái khúc cho vào lọ đậy kín. Dùng dần, mỗi ngày lấy khoảng 40g, cho 500ml nước, sắc còn lại 150ml, uống thay trà hàng ngày. Có thể kết hợp ǎn cháo nấu từ củ mài và củ súng thì càng tốt. Dùng liền 10 ngày.

Lá ngũ sắc có vị đắng tính mát có tác dụng tiêu độc, tiêu viêm, hạ sốt. Khi bị rắn cắn có thể dùng lá ngũ sắc nhai kỹ đắp lên vết thương hoặc cầm máu. Lá có thể điều trị hiệu quả các vết chàm, ghẻ lở, nấm

Trị thấp khớp bằng cách chườm nóng. Hoa có tính mát, vị nhạt có tác dụng cầm máu, hạ huyết áp, trị lao hay ho ra máu bằng cách phơi hoa ngũ sắc sau đó lấy nước uống. Rễ cây hoa ngũ sắc có vị dịu tính mát có tác dụng giảm đau hạ sốt.

Lưu ý tránh nhầm lẫn với hoa cứt lợn vì nhiều nơi cũng gọi hoa cứt lợn là cây ngũ sắc.



Cây sen đá móng rồng, sen đá sao biển

Sen đá móng rồng hay còn gọi là cây sen đá sao biển. Cây có bộ lá tựa như những chiếc móng vuốt của rồng. Sen đá móng rồng có những vòi hoa nhỏ vào mùa thu và mùa đông, màu vàng hoặc đỏ. 

Sen đá móng rồng có nhiều dòng như sen đá móng rồng sọc, sen đá móng rồng xanh, sen đá móng rồng sao biển. Cây nhỏ xinh dễ làm cây mini để bàn. Cây có thể nhân giống bằng hạt, bằng lá giâm xuống đất, nhưng cách nhân giống dễ hơn là tách những cây con phát triển từ phần gốc.


Sen đá móng rồng là cây trồng khá khỏe nhưng vẫn phải đảm bảo đất trồng, ánh sáng và chế độ tưới vừa phải thì cây mới phát triển tốt. Đất trồng phải đảm bảo độ tơi xốp và thoáng khí để tránh nguy cơ cây bị úng nhũn.  Cây chịu hạn tốt nhưng bị ngập úng rễ có thể dễ dàng bị thối.

Cây sen đá móng rồng ưa ánh sáng nên hãy đặt chúng ở nơi như cửa sổ hay chỗ nào có nhiều ánh sáng để cây phát triển khỏe mạnh.

Thứ Ba, 16 tháng 3, 2021

Cây hoa giấy

Cây hoa giấy còn được gọi là cây bông giấy, cây móc diều. Cây có tên khoa học là Bougainvillea spectabilis, tên tiếng Anh Bougainvillea, xuất xứ từ Brazil. Cây hoa giấy là một cây cảnh khá phổ biến tại Việt Nam. Cây sai hoa, dễ trồng, nhưng hoa không có hương thơm. 

Cây hoa giấy cho hoa nhiều và có đủ loại màu sắc như vàng, đỏ, tím, hồng ... Mầu đễ thấy nhất của cây là mầu hồng. Cây có thể ghép cành nhiều giống hoa giấy lên một thân để tạo thành một cây có nhiều màu sắc hoa. Dù có nhiều màu sắc nhưng cây tượng trưng cho tình yêu chân thành, giản dị, mộc mạc, đơn sơ.


Cây hoa giấy là loại cây gỗ nhỏ, mọc bụi, cành non mới mọc có khả năng leo bò trườn, phân cành nhánh nhiều. Trên thân có nhiều gai nhỏ vì ở mỗi nách lá sẽ xuất hiện 1 chiếc gai. Lá cây hoa giấy là lá đơn, hình trái xoan hoặc thuôn dài ở đỉnh và tròn ở gốc. Cây có bông lớn do lá bắc có màu sặc sỡ mà thành. Lá bắc có màu từ trắng, vàng tới đỏ, tím, hồng cứ 3 chiếc trên một chùm bọc hoa nhỏ phía trong lại. Vì cánh hoa mỏng manh nên mới có tên là hoa giấy. Quả hoa giấy bé tròn, hạt nâu. Cây hoa giấy thường cho hoa vào từ tháng 11 đến tận tháng 6.

Cây hoa giấy có sức sống mãnh liệt, chịu được đất khô, chịu nóng tốt, không hợp lạnh, tốc độ sinh trưởng mạnh. Chỉ cần cắm cành là có thể nhân giống được cây. Khi trồng dưới đất ẩm, tốc độ phát triển cây rất nhanh, dễ tạo thành bụi rậm rạp, um tùm.


Cây hoa giấy trồng càng ẩm, càng tốt càng khó ra hoa. Muốn cây ra hoa đều và nhiều thì cần tưới vừa phải, và ngắt bớt lá khi cây quá xanh tốt. Khi mới trồng có thể cho cây phát triển xanh tốt, khi tạo thế vừa thì cần làm cho đất cằn khô và cho điều kiện sống khắc khổ. Vừa giảm sự phát triển vũ bão của cây, lại vừa kích thích cây ra hoa.

Chủ Nhật, 14 tháng 3, 2021

Cây hoa xác pháo

Cây hoa xác pháo có tên gọi khác là hoa diễn, hoa sôn. Cây có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Cây xác pháo có thân bụi, lá màu xanh mọc đối nhau, hình bầu dục hoặc hình trái tim. Hoa được phát triển phía trên đỉnh cây, có màu đỏ tươi, thường nở vào mùa xuân. Cây và hoa xác pháo thấp và được làm tiểu cảnh sân vườn, hoa chậu. Sau khi hoa tan sẽ cho ra hạt và hạt của cây có thể nhân giống rất nhanh. Cây cho hoa vào dịp tết nên là một lựa chọn trang trí cho các gia đình.


Cây hoa xác pháo ưa nắng nên nếu có càng nhiều ánh sáng thì cây cho hoa sớm, thiếu nắng cây dễ lụi dần. Màu sắc đỏ rực tựa trái pháo nổ bay trên bầu trời đêm giao thừa, chúng khiến không gian trồng như được tỏa nắng. Để cho cây ra hoa đẹp và luôn rực rỡ thì người trồng nên gieo hạt vào vụ đông xuân. Cây thuộc thân bụi nhỏ, cao khoảng 40 đến 60 cm, có nhiều cành nhắn nhưng rất dễ gãy. Rễ cây là rễ chùm mọc lan ngang mặt đất để hút chất dinh dưỡng nuôi cây.




Hoa tam giác mạch

Hoa tam giác mạch là một loài hoa cây lương thực thuộc họ Đậu (Fabaceae), được đồng bào các tỉnh Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang trồng. Thời điểm nở hoa, những cánh đồng hoa tam giác mạch là nơi chụp ảnh lý tưởng cho những người có niềm đam mê chụp ảnh.


Mỗi khi tam giác mạch vào mùa, những nương hoa phủ một màu hồng phấn đã thu hút du khách từ mọi miền đất nước về chiêm ngưỡng. Hoa được trồng khắp các tỉnh Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang nhưng bạt ngàn và lộng lẫy nhất là Hà Giang với những vạt đồi ở Đồng Văn, Xín Mần, Hoàng Su Phì.

Thời điểm hoa tam giác mạch nở rộ là từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 11. Tuy nhiên, có năm từ giữa tháng 9 hoa đã bắt đầu lốm đốm trắng rồi. Cuối mùa  thì hoa sẽ chuyển dần sang màu đen, không còn đẹp nữa.


Hạt tam giác mạch là cây lương thực của bà con, trồng lấy hạt để làm thức ăn dự trữ cho những ngày giáp hạt, ủ men nấu rượu, làm bánh, làm thuốc Đông y, còn thân cây làm thức ăn cho gia súc. Cánh hoa tam giác mạch chụm lại thành hình chóp nón, có ba mặt tam giác giữ ở giữa là một hạt mạch quý. Tuy nhiên, do năng suất thấp hơn ngô và lúa, một sào ruộng có thể thu hoạch được hơn 20 kg hạt nên diện tích không được mở rộng nhiều. Đồng bào dân tộc ở đây thường lấy bột của quả tam giác mạch để làm bánh, hoặc dùng hạt trộn với ngô để nấu rượu, tạo nên hương vị khá đặc biệt như rượu Cốc Pài (Xín Mần).



Màu sắc của hoa biến đổi theo từng thời kỳ. Khi mới nở hoa có màu trắng tinh khiết, sau chuyển sang phớt hồng ánh tím và cuối cùng là đỏ sẫm. Giữa những hốc đá khô cằn, sự xuất hiện dịu dàng, bất ngờ của loài hoa mỏng manh mang nét đẹp dịu dàng khiến khách đường xa cảm thấy ấm lòng. Có khi hoa mọc thênh thang trên sườn đồi, ruộng bậc thang; có lúc lại mạnh mẽ vươn lên từ khe đá tai mèo nhọn hoắc hoặc lấp ló bên hàng hiên trước nhà.

Thứ Năm, 11 tháng 3, 2021

Trồng và chăm sóc cây hoa cẩm tú cầu, cây hoa đổi mầu

Cây Hoa Cẩm Tú Cầu còn được biết đến với tên gọi là Dương Tú Cầu, hay Tử Dương. Cây xuất hiện ban đầu tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Sau này, hoa mọc nhiều ở những quốc gia Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á và Châu Mỹ. Cây hoa cẩm tú cầu là loại hoa mang vẻ đẹp rực rỡ cùng với sự thay đổi màu sắc từ trắng chuyển dần sang hồng phấn, tím nhạt, xanh lam. 

Cẩm tú cầu cho hoa nụ từ tháng 3, vào khoảng tháng 4 và bước đến đầu tháng 5 là hoa đã nở rộ những chùm bông xinh xắn nhưng hoa cẩm tú cầu nếu biết cách chăm sóc thì hoa luôn nở rộ và đẹp quanh năm là hoa lâu tàn. 

Hoa cẩm tú cầu còn có nghĩa là hoa cầu hôn, sự thành tâm. Vì thế hoa hay được sử dụng làm hoa cưới. Tuy vậy hoa cũng phản ánh cả sự thay đổi trong tình yêu như mầu sắc hoa đổi màu.


Cách trồng và chăm sóc cây hoa cẩm tú cầu

Cẩm tú cầu là loài cây ưa khí hậu mát mẻ như Đà Lạt, Sapa. Cây phát triển tốt nơi mát mẻ, có bóng râm, thoáng mát vì cẩm tú cầu không chịu được nắng, nếu để cây ngoài nắng nhiều cây sẽ bị mất nước dẫn đến bị vàng lá và khiến hoa chậm phát triển.

Đất trồng hoa cẩm tú cầu phải tơi xốp, thoáng, giàu dinh dưỡng. Việc làm đất tạo giá thể tơi xốp là rất cần thiết đối với cây. Nên trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… 

Tưới thường xuyên tránh để cây bị héo lá, cây yếu sẽ giảm khả năng ra hoa hoặc không ra hoa. Tưới thường xuyên nhưng tránh tuyệt đối cây bị úng ngập làm thối rễ. 

Để cây phát triển tốt có thể dùng các loại phân chuồng để tăng sức phát triển cho cây. Với phân vô cơ có thể dùng nhưng không nên lạm dụng.



Rễ cây hoa cẩm tú cầu có xu hướng đâm mạnh ra bên ngoài. Bạn nên chuẩn bị một chậu có lỗ đục hơi to một chút, hạn chế di chuyển vị trí cây. Nếu thỉnh thoảng bạn có bỏ quên cây thì khi  nhấc chậu lên bạn sẽ thấy rễ cây mọc rất tốt, đâm xuyên qua phần lỗ chậu đục. 

Đến cuối mùa thu hoặc mùa đông là thời gian cây ngủ có thể thay chậu cho cây và chú ý lượng nước vừa phải không cần tưới nhiều. 

Cắt cành hoa cẩm tú cầu

Thời gian này phải cắt tỉa cành để kích thích cây ra hoa. Khi cắt nhớ chừa lại những cành mùa trước không có hoa để được hoa vào mùa mới, thường tỉa cành vào tháng 3-4.

Cắt cành cho cây là để dưỡng sức. Vào mùa đông xứ lạnh có tuyết, ko cây nào phát triển được mà bắt buộc phải “ngủ đông”. (phần lá trên bề mặt đất rơi rụng, cành teo tóp, phần rễ bên dưới vẫn sống, phát triển chậm). Lúc đó cây chỉ đủ sức duy trì được bộ rễ, hydrangea với lá quá to, cành dài rất dễ toi đời nên buộc phải tỉa ngắn lại. ( thường nếu lạnh quá, phần ngọn dễ bị héo, thối, lan dần xuống phần thân).

Thứ hai là để kích thích mầm mới phát triển. Tỉa cành khiến các mầm mới sẽ tụ ở gốc, gần với nơi cung cấp dinh dưỡng hơn. Các mầm béo mập bao giờ cũng là mầm gốc, ko phải mầm bé xíu lại còn có nguy cơ tịt như ở nách lá (ở cành). 

Cách tỉa: Bỏ các nhánh nhỏ dư thừa, các nhánh chột, giữ các cành chính. Không tỉa sát gốc. Nhìn các mụn chồi đã xuất hiện trên cành mà lựa lựa độ dài thích hợp cho cây của mình.


Phương pháp đổi màu cho hoa cẩm tú cầu

Màu hoa cẩm tú cầu tháy đổi phụ thuộc vào độ PH của đất. Hoa màu xanh lam hoặc tím thì thay đổi độ pH của đất thấp (pH =< 5) là đất chua thì hoa sẽ chuyển từ trắng sang màu xanh lam. Để đất chua ta bón nhôm sulfate mỗi tháng một lần vào tháng 3, 4, 8, 9, 10. 

Độ pH cao cho hoa thiên về màu hồng.

Nhân giống cây hoa cẩm tú cầu

Cẩm tú cầu có thể trồng bằng hạt hoặc là giâm cành và chủ yếu là vào mùa xuân. Nhưng mùa thu thời tiết mát mẻ ta vẫn có thể nhân giống được. Và hiện nay đa số là chúng ta sử dụng cách nhân giống bằng giâm cành cho cây phát triển nhanh nhất.

Cắt đoạn nhánh dài 30 – 40cm (có 3 đốt lá) có vỏ ngả màu gỗ, ngâm kích rễ rồi giâm vào đất nơi mát mẻ.

Thứ Tư, 10 tháng 3, 2021

Cây sen đá chuỗi ngọc

Cây sen đá chuỗi ngọc còn có các tên gọi như sen mắt nai, sen giọt nước hay sen hạt đậu. Cây có tên khoa học là Sedum morganianum. Cây có xuất xứ từ Mexico. Cây sen đá chuỗi ngọc có hai loại la sen đá chuỗi ngọc bi và sen đá chuỗi ngọc dài. 

Sen đá Chuỗi Ngọc khi dài ra có xu hướng mọc rủ. Lá Sen đá Chuỗi Ngọc xếp chồng lên nhau, lá dày, mọng nước, bóng, nhìn giống hình quả nho xanh, có thể nhọn hoặc thon ở đầu, màu xanh. Hoa mọc ở ngọn cành hoặc nách lá. Hoa màu hồng, trắng, nhỏ.



Cây khá dễ trồng có thể nhân giống bằng cách cắt cành để trên mặt đất, đắp đất nông hoặc giữ phần cắt không bị chạm nước, giữ ẩm khoảng 20 ngày cây ra rễ, chú ý không để úng, cây dễ bị thối. Ngoài ra cây cũng có thể nhân giống bằng lá.



Cách trồng và chăm sóc cây sen đá chuỗi ngọc

Sen Chuỗi Ngọc là cây khỏe, dễ trồng. Cây ưa ẩm, ấm, ánh sáng tán xạ, chịu hạn. Cây thích ánh sáng nơi và mát mẻ, hấp thụ ánh sáng mặt trời đầy đủ sẽ có ích cho sự tăng trưởng và màu sắc của cây. Thiếu sáng cây sẽ bị lụi dần.

Cây Sen Chuỗi Ngọc đòi hỏi việc tưới nước vừa thường xuyên, nhưng phải kiểm soát lượng nước tưới vì nước thừa sẽ dễ làm thối nhũn phần gốc cây. Thiếu nước lá sẽ nhăn và xấu.

Cây Sen Chuỗi Ngọc có thể trồng bằng nhiều loại đất và giá thể, quan trọng nhất vẫn là kiểm soát lượng tưới và thậm chí một chút khô hạn giữa hai lần tưới sẽ giúp cây sống khỏe.


Thứ Ba, 9 tháng 3, 2021

Hoa ngọc thảo, hoa mai địa thảo

Hoa ngọc thảo còn được gọi bằng các tên khác như hoa chân nến, hoa ngọc thảo xoắn kép, hay hoa mai địa thảo. Cây hoa ngọc thảo có nguồn gốc từ Đông Phi, trong tự nhiên cây ngọc thảo đơn được tìm thấy ở vạt đất ẩm, ven bờ đá và ở nơi có khí hậu mát mẻ. Hoa ngọc thảo có nhiều loại khác nhau như ngọc thảo kép, nửa kép và có những loại cánh hoa to hơn ngọc thảo bình thường. Mầu sắc của hoa cũng rất đa dạng từ trắng, đỏ, cam, hồng, tím ...  Hoa dùng để trang trí và không có hương thơm.

Hoa ngọc thảo có ưu điểm là dễ trồng, sai hoa và cho hoa rất nhanh sau khi trồng. Cây hoa thạch thảo cho hoa liên tục trong suốt thời gian 1 năm vòng đời của mình. Mặc dù thời gian sống của cây không cao, nhưng nó luôn rực rỡ và tươi đẹp cho đến lúc tàn phai.

Hoa ngọc thảo đơn

Ngọc thảo là loại hoa thân thảo, trong thân có nhiều nước. Cây không thích tưới thừa nước dễ bị úng, nhưng thiếu nước, hoặc ánh sáng mạnh sẽ khiến lá cây rất dễ héo. Vì vậy nên siêng tưới cây dạng phun ở mức độ vừa phải. Rễ của cây hoa ngọc thảo thuộc loại rễ chùm ăn nông và rộng.

Hoa ngọc thảo kép, mai địa thảo kép

Hoa ngọc thảo rất dễ trồng, là loài cây trang trí ban công lý tưởng vì hoa thích hợp trồng trong chậu nhỏ treo trước hiên nhà, sân thượng. Ngọc thảo là loài cây ưa bóng nên không thích hợp trồng ở nơi có nắng gay gắt mà cần  ở dưới gốc cây, mái hiên có mái che để cây có thể phát triển tốt được. Hoa Ngọc thảo là loại hoa dễ trồng và nhanh ra hoa. Thời gian tổng của cây từ khi trồng cho đến khi bắt đầu có hoa chỉ trong khoảng 60 đến 65 ngày.

Hoa ngọc thảo hồng và cam

Vì là cây ưa mát nên ngọc thảo đơn có nhu cầu về độ ẩm cao, người trồng nên tưới nước thường xuyên cho cây. Ngoài ra, nên bổ sung phân bón định kì khoảng 2 tuần/1 lần để cây có thể phát triển tốt nhất. Đối với mùa hè, nên tưới nước hai lần vào sáng và tối cho cây. Đặc biệt, thời gian cây ra nụ và hoa nhu cầu về nước cũng như chất dinh dưỡng cao hơn hẳn. Để hoa có thể rực rỡ cũng như thời gian nở lâu hơn thì tuyệt đối không thể quên việc chăm sóc trong thời gian này.


Cây hoa ngọc thảo dễ dàng nhận giống bằng hạt. Chỉ cần chú ý trong đám lá sẽ thất những quả vo tròn lại như con ốc. Trong đó là hạt của chúng và khá dễ thu hoạch.

Hoa ngọc thảo đơn có khuôn bông khá giống với hoa dừa cạn, hoa nhài nhật. Còn hoa ngọc thảo kép thì có khuôn hoa dễ nhầm với hoa hồng. Hoa ngọc thảo có đuôi hoa khá đặc trưng.

Hoa mắt xanh nemophila

Hoa mắt xanh nemophila có nguồn gốc từ Châu Mỹ nhưng lại được trồng nhiều và nổi tiếng tại Nhật Bản. Theo tiếng Hy Lạp cây được gọi là hoa tình yêu bé nhỏ, tên tiếng Nhật được gọi là Rurikarakusa. Cây có tên khoa học là Baby Blue Eyes. Hoa mắt xanh thường nở vào thời điểm nước Nhật chuyển mùa xuân sang hạ. Cuối tháng 4 đầu tháng 5 là thời điểm lý tưởng nhất để ngắm nhìn những bông hoa Nemophila nhuộm xanh cả cánh đồng Nhật Bản.


Hoa mắt xanh được nhân giống bằng hạt. Cây sinh trưởng tốt ở mức nhiệt độ: 25-30⁰C. Cây ưa ánh sáng mặt trời


Những cánh đồng hoa mắt xanh nemophila là điểm nhấn cho du lịch nhật bản. Hoa mắt xanh như những đôi mắt xanh màu trời, nhỏ nhắn, trong veo phản chiếu màu da trời, hút hồn những ai đã trót nhìn thấy chúng. Với những cánh đồng hoa mắt xanh ta như cảm nhận đất trời hòa làm một.

Ý nghĩa: Hoa mắt xanh nemophila là loài hoa tượng trưng cho tình yêu, được hàng triệu người trên thế giới yêu mến.

Hoa mười giờ

Hoa mười giờ thuộc họ rau sam, cây còn được gọi là rau sam hoa lớn. Hoa mười giờ hiện nay có rất nhiều loại, đa dạng màu sắc hoa. Tên gọi mười giờ là do hoa của nó thường chỉ nở từ khoảng 8/9 giờ đến 10 giờ sáng trong ngày. Cây hoa mười giờ có thân thảo, cao khoảng 10–15 cm. Lá hình dải hơi dẹt, dài 1,5–2 cm, mép nguyên, thân có màu hồng nhạt, lá có màu xanh nhạt.

Hoa mười giờ là cây ưa sáng, thích hợp với chỗ đất ráo nước và nhiều nắng. Tại Việt Nam, trong Đông y người ta cũng dùng nó trong điều trị một số bệnh như viêm họng, eczema, ghẻ, mụn nhọt v.v...


Hoa mười giờ có nhiều loại như mười giờ nhiều cánh, mười giờ đà lạt, mười giờ mỹ. Hoa mười giờ nhiều cánh khỏe dễ sống, dễ trồng, ngắt cành cắm nhân giống là lên. Một số giống hoa mười giờ mỹ thì khó trồng hơn chút xíu. Đảm bảo rễ khô không úng, ăn nắng đầy đủ, tưới nước vừa phải là cây phát triển rầm rầm.


Hoa mười giờ trồng đất có nhiều dinh dưỡng cây sẽ cho nhiều hoa. Khi cây trồng chậu, sau vài mùa hoa, chậu sẽ ít dinh dưỡng thì hoa sẽ ít đi. Lúc này có thể thay chậu hoặc bón thêm phân NPK để tăng cường dinh dưỡng cho cây.

Hoa mười giờ mỹ cánh kép

Hoa mười giờ mỹ cánh đơn


Thứ Hai, 8 tháng 3, 2021

Đào thất thốn - đào tiến vua

Đào Thất Thốn là loại đào cổ, đặc biệt hiếm và rất đắt đỏ. Tên gọi Thất Thốn được giải thích theo 3 cách. Thứ nhất đó là mỗi cây đào thất thốn thì cứ khoảng 7 "thốn" (mỗi thốn bằng khoảng một đốt ngón tay) lại chia ra các cành nhỏ, mỗi đầu cành ra hoa hay có 7 bông tượng trưng cho chữ thất. Nghĩa thứ hai là, lá đào Thất Thốn dài 7 khoảng thốn, gấp 3 - 4 lần so với lá đào thường. Thứ ba là 7 năm đào Thất Thốn mới ra hoa kép 7 tầng, mỗi tầng hoa có 7 cánh.

Đào thất thốn đặc biệt là có hoa tỏa hương thơm thoang thoảng vào ban đêm mà giống đào thường không có được. Khác với các loại bích đào hay đào phai khác, sắc hoa của đào Thất Thốn cũng đặc biệt hơn. Hoa đào đậm màu, không quá sẫm, nụ to, khi nở bông to, cánh kép tràn đầy sức sống. Lá, lộc đào cũng dày, xanh thẫm, mọc chìa đều ra xung quanh cành.

Đào thất thốn

Trong mỗi thốn đào, có thể ra vài chục bông hoa cùng lúc, những bông hoa đào kép có thể có tới 30 - 50 cánh/bông. Khi hoa tàn, hoa không rụng cánh lả tả như các giống đào khác mà vẫn ở nguyên trên đài hoa.

Cái lạ nữa là hoa đào thất thốn mọc thành "chùm" vài bông một, nhưng nếu không nở cùng lúc mà có bông nở trước, nó sẽ nở trùm lên những nụ khác, không cho những bông kia đẹp cùng.

Đào Thất Thốn dáng bé nhỏ, chỉ cao chừng 1m, gốc cây xù xì, mốc meo, thân cây rắn rỏi, vào mùa đông nhìn như gốc củi mục. Vỏ cây nếu bóc ra thì tím màu mận chín chứ không có màu gỗ như các loại đào thường.


Có cây không lá, không chồi, không hoa, nụ thì đen xì, nhưng ẩn sâu trong những "cành củi" mốc meo ấy là những nụ hoa đào chờ đâm chồi, nảy lộc. Đặc biệt hơn, hoa đào Thất Thốn còn có thể mọc ở giữa gốc, giữa thân. Có cây, hoa còn mọc ở sát mặt đất, có cây ủ nụ vài năm mới nở hoa.

Một điểm cực "khó ưa" ở loài hoa đào Thất Thốn nở hoa không bao giờ nở đúng tết dịp Nguyên đán. Thay vào đó, đào Thất Thốn thường chỉ ra hoa vào khoảng Rằm tháng Giêng để đón "tháng ăn chơi".

Chính vì vậy, các nhà vườn chăm cây thường phải tìm nhiều phương pháp nhằm giúp ép cho đào Thất Thốn ra hoa nở đúng dịp Tết như kích ấm trong nhà kính... Tuy vậy, điều này đôi khi rất khó. Một gốc đào Thất Thốn trưởng thành có thể cho thu hoạch tối thiểu phải mất 5 năm chăm sóc, tốn công sức hơn đào thường rất nhiều. Có lẽ chính sự đỏng đảnh, kiêu kỳ, tinh tế, đẹp mà "độc lạ" của đào Thất Thốn mà chúng có giá cả đắt đỏ mà còn được gọi là đào tiến vua - chỉ các bậc nhà giàu, vua chúa thời xưa mới được thưởng lãm. Có những cây đào thất thốn đẹp giá trị lên tới cả trăm triệu, giá cao vậy nhưng thường thì chủ vườn chỉ muốn cho thuê chứ không muốn bán hẳn cây.

 

Cây trầu bà lá xẻ

Cây trầu bà lá xẻ có tên khoa học là Monstera deliciosa, là loài cây thân thảo thuộc họ Ráy, nguồn gốc từ các nước Nam Mỹ, bởi vậy cây còn có tên là cây trầu bà Nam Mỹ. Hoa của trầu bà lá xẻ có dạng mo, tập trung thành cụm phía đầu cành. Cả hoa và lá của cây đều tỏa ra mùi hương khá dễ chịu.

Trầu bà lá xẻ là loại cây dễ trồng, rất dễ chăm sóc. Và đặc biệt rất được ưa chuộng làm cây xanh cảnh quan trong nội thất và văn phòng. Trầu bà lá xẻ được cho là có tác dụng lọc không khí tốt, giúp cải thiện môi trường sống xung quanh bạn. 



Cách trồng và chăm sóc cây trầu bà lá xẻ

Về đặc tính, cây ưa ẩm, có tốc độ sinh trưởng nhanh, phù hợp với nhiều loại đất khác nhau. Cây sinh trưởng tốt trong môi trường ánh sáng nhẹ, tiếp xúc nhiều với ánh nắng trực tiếp có thể gây cháy lá.

Cây trầu bà lá xẻ (Monstera deliciosa) dễ bị nhầm với cây trầu bà thanh xuân (Philodendron bipinnatifidum). Để phân biệt, bạn có thể quan sát phần lá, lá của trầu bà lá xẻ thường to tròn hơn, các được xẻ ít, chỉ khoảng 4 – 5 đường mỗi bên. Trong khi đó cây trầu bà thanh xuân có dáng lá thuôn dài, các đường xẻ nhỏ, hơi nhăn nheo và nhiều hơn, thường từ 6 – 8 đường mỗi bên.

Thứ Bảy, 6 tháng 3, 2021

Cây mộc hương

Cây mộc hương còn được gọi đơn giản là cây mộc, hay là mộc tê, quế hoa. Cây mộc hương có tên khoa học là Osmanthus fragrans. Cây mộc hương thuộc họ Tường vi, cây mọc bụi có tính leo bám rụng lá. Cây mộc hương có nguồn gốc châu Á, có nhiều ở từ đông Himalaya đến Hoa Nam (Quý Châu, Tứ Xuyên, Vân Nam), Đài Loan, nam Nhật Bản.

Cây mộc hương có mùi thơm thoang thoảng, cây vừa được trồng làm cây cảnh và cũng có những cây mộc hương cổ thụ to được trồng làm công trình, mang lại bóng mát. Những cây mộc hương cổ thụ trồng lâu năm có tán to rộng, mùi thơm đặc biệt, được đánh giá là cây quý nên được  thường được định giá rất cao, lên tới nhiều tỷ đồng.


Hoa mộc hương có màu trắng, vàng nhạt, vàng hoặc vàng cam, dài khoảng 1 cm, mùi thơm mạnh. Hoa của cây mộc hương ra rải rác quanh năm, nhưng chủ yếu là mùa thu, hoa mọc thành chùm ở kẽ lá gần ngọn.

Hoa mộc hương dùng để ướp trà uống rất thơm. Là loại cây giàu dược tính nên có thể sử dụng hoa, quả, rễ, vỏ thân của cây hoa mộc để làm thuốc chữa trị được nhiều bệnh. Đông y cho rằng, hoa mộc có vị cay, tính ấm, có tác dụng tán hàn phá kết, hoá đàm, chữa đau răng, ho nhiều đờm, kinh bế, đau bụng.

Cây hoa mộc hương còn là sự nhắc nhở cho con người về sự khiêm tốn, giản đơn mà vẫn không kém phần đẹp đẽ, ngát hương. Bên cạnh đó, đây cũng là một loại cây trừ tà tốt trong phong thủy nên được trồng khá nhiều tại các đình chùa và miếu thờ.


Trồng và chăm sóc cây mộc hương

Cây mộc hương ưa ẩm, hơi chịu bóng, là loại cây thân gỗ nhỏ cao 2 – 3,5 m, phát triển nhiều cành, cành non dẹp và phồng lên tại các mấu.  

Cây mộc hương có thể nhân giống bằng cành. Chọn cành to khỏe mọc cách năm, để gạch đè chặt, đất chậu dùng để ươm cành cần đảm bảo hàm lượng nước là 70%. Nơi ươm cành cần mát mẻ. Khoảng hơn 1 tháng sau thì cành chôn mọc rễ, quan sát phần bị đè gạch nếu thấy rễ không chuyển sang màu vàng, thì chứng tỏ rễ còn non, có thể để nó sinh trưởng tiếp 1 thời gian nữa, đợi đến khi rễ chuyển sang màu vàng thì cắt cành chôn ra khỏi cây mẹ để đem trồng.

Những cây mộc hương con trồng trên mặt đất vào đông cần phải rắc cỏ vụn để chống rét, đôi với những cây giâm trong chậu thì mùa đông đưa chậu vào trong nhà, đến mùa xuân năm sau thì có thể đánh trồng.

 Cây mộc hương cần thường xuyên tưới nước và bón phân cho cây để cây phát triển tốt và ra hoa. Cây trồng tốt tại những nơi có ánh sáng mặt trời.