Cây hoa ngũ sắc có tên gọi khác là cây trâm ổi, cây tứ quý. Cây thuộc họ cỏ roi ngựa, có nguồn gốc từ Trung Nam Mỹ. Cây hoa ngũ sắc là một cây dễ trồng, cây có một sức sống đầy mãnh liệt. Cây thường sắc được trồng sân vườn, làm cây trồng công trình, công viên, hàng rào. Ưu điểm, cây hoa Ngũ sắc có nhiều màu nổi bật, hoa nở quanh năm. Cây ít sâu bệnh, chịu khô tốt và không tốn nhiều công chăm sóc. Càng khắc nghiệt cây càng ra hoa rực rỡ.
Cây hoa ngũ sắc hiện có nhiều màu: màu cam, trắng, tím, vàng, đỏ, hồng, tím. Các mầu có thể pha trộn với nhau tạo nên những bông hoa nhiều màu sắc. Quả cây ngũ sắc có màu xanh mềm hình cầu có mùi thơm hương ổi. Khi chín mọng, quả có màu đen có hạt xù xì và cứng.
Hoa ngũ sắc có chứa nhóm hợp chất tự nhiên coumarin, tác dụng xua đuổi muỗi hiệu quả. Vì thế, hoa ngũ sắc được sử dụng làm thành phần chính trong rất nhiều loại thuốc chống muỗi.
Trong đông y, hoa ngũ sắc có thể dùng làm thuốc cầm máu, sát khuẩn, chữa vết thương nhỏ hẹp. Lá và hoa ngũ sắc 30g phối hợp với gừng tươi 10g, phơi hoặc sấy khô, tán nhỏ, rây bột mịn, rắc vào vết thương. Hoặc lá ngũ sắc để tươi, rửa sạch, giã đắp vào vết thương. Nếu vết thương rộng thì sơ cứu xong sau đó đến cơ sở y tế để được cấp cứu.
Cây hoa ngũ sắc trị chứng tiêu khát của bệnh đái tháo đường: Lấy toàn bộ cả cành, lá và hoa cây ngũ sắc phơi khô. Thái khúc cho vào lọ đậy kín. Dùng dần, mỗi ngày lấy khoảng 40g, cho 500ml nước, sắc còn lại 150ml, uống thay trà hàng ngày. Có thể kết hợp ǎn cháo nấu từ củ mài và củ súng thì càng tốt. Dùng liền 10 ngày.
Lá ngũ sắc có vị đắng tính mát có tác dụng tiêu độc, tiêu viêm, hạ sốt. Khi bị rắn cắn có thể dùng lá ngũ sắc nhai kỹ đắp lên vết thương hoặc cầm máu. Lá có thể điều trị hiệu quả các vết chàm, ghẻ lở, nấm
Trị thấp khớp bằng cách chườm nóng. Hoa có tính mát, vị nhạt có tác dụng cầm máu, hạ huyết áp, trị lao hay ho ra máu bằng cách phơi hoa ngũ sắc sau đó lấy nước uống. Rễ cây hoa ngũ sắc có vị dịu tính mát có tác dụng giảm đau hạ sốt.
Lưu ý tránh nhầm lẫn với hoa cứt lợn vì nhiều nơi cũng gọi hoa cứt lợn là cây ngũ sắc.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét