Cây Hoa Cẩm Tú Cầu còn được biết đến với tên gọi là Dương Tú Cầu, hay Tử Dương. Cây xuất hiện ban đầu tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Sau này, hoa mọc nhiều ở những quốc gia Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á và Châu Mỹ. Cây hoa cẩm tú cầu là loại hoa mang vẻ đẹp rực rỡ cùng với sự thay đổi màu sắc từ trắng chuyển dần sang hồng phấn, tím nhạt, xanh lam.
Cẩm tú cầu cho hoa nụ từ tháng 3, vào khoảng tháng 4 và bước đến đầu tháng 5 là hoa đã nở rộ những chùm bông xinh xắn nhưng hoa cẩm tú cầu nếu biết cách chăm sóc thì hoa luôn nở rộ và đẹp quanh năm là hoa lâu tàn.
Hoa cẩm tú cầu còn có nghĩa là hoa cầu hôn, sự thành tâm. Vì thế hoa hay được sử dụng làm hoa cưới. Tuy vậy hoa cũng phản ánh cả sự thay đổi trong tình yêu như mầu sắc hoa đổi màu.
Cách trồng và chăm sóc cây hoa cẩm tú cầu
Cẩm tú cầu là loài cây ưa khí hậu mát mẻ như Đà Lạt, Sapa. Cây phát triển tốt nơi mát mẻ, có bóng râm, thoáng mát vì cẩm tú cầu không chịu được nắng, nếu để cây ngoài nắng nhiều cây sẽ bị mất nước dẫn đến bị vàng lá và khiến hoa chậm phát triển.
Đất trồng hoa cẩm tú cầu phải tơi xốp, thoáng, giàu dinh dưỡng. Việc làm đất tạo giá thể tơi xốp là rất cần thiết đối với cây. Nên trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ…
Tưới thường xuyên tránh để cây bị héo lá, cây yếu sẽ giảm khả năng ra hoa hoặc không ra hoa. Tưới thường xuyên nhưng tránh tuyệt đối cây bị úng ngập làm thối rễ.
Để cây phát triển tốt có thể dùng các loại phân chuồng để tăng sức phát triển cho cây. Với phân vô cơ có thể dùng nhưng không nên lạm dụng.
Rễ cây hoa cẩm tú cầu có xu hướng đâm mạnh ra bên ngoài. Bạn nên chuẩn bị một chậu có lỗ đục hơi to một chút, hạn chế di chuyển vị trí cây. Nếu thỉnh thoảng bạn có bỏ quên cây thì khi nhấc chậu lên bạn sẽ thấy rễ cây mọc rất tốt, đâm xuyên qua phần lỗ chậu đục.
Đến cuối mùa thu hoặc mùa đông là thời gian cây ngủ có thể thay chậu cho cây và chú ý lượng nước vừa phải không cần tưới nhiều.
Cắt cành hoa cẩm tú cầu
Thời gian này phải cắt tỉa cành để kích thích cây ra hoa. Khi cắt nhớ chừa lại những cành mùa trước không có hoa để được hoa vào mùa mới, thường tỉa cành vào tháng 3-4.
Cắt cành cho cây là để dưỡng sức. Vào mùa đông xứ lạnh có tuyết, ko cây nào phát triển được mà bắt buộc phải “ngủ đông”. (phần lá trên bề mặt đất rơi rụng, cành teo tóp, phần rễ bên dưới vẫn sống, phát triển chậm). Lúc đó cây chỉ đủ sức duy trì được bộ rễ, hydrangea với lá quá to, cành dài rất dễ toi đời nên buộc phải tỉa ngắn lại. ( thường nếu lạnh quá, phần ngọn dễ bị héo, thối, lan dần xuống phần thân).
Thứ hai là để kích thích mầm mới phát triển. Tỉa cành khiến các mầm mới sẽ tụ ở gốc, gần với nơi cung cấp dinh dưỡng hơn. Các mầm béo mập bao giờ cũng là mầm gốc, ko phải mầm bé xíu lại còn có nguy cơ tịt như ở nách lá (ở cành).
Cách tỉa: Bỏ các nhánh nhỏ dư thừa, các nhánh chột, giữ các cành chính. Không tỉa sát gốc. Nhìn các mụn chồi đã xuất hiện trên cành mà lựa lựa độ dài thích hợp cho cây của mình.
Phương pháp đổi màu cho hoa cẩm tú cầu
Màu hoa cẩm tú cầu tháy đổi phụ thuộc vào độ PH của đất. Hoa màu xanh lam hoặc tím thì thay đổi độ pH của đất thấp (pH =< 5) là đất chua thì hoa sẽ chuyển từ trắng sang màu xanh lam. Để đất chua ta bón nhôm sulfate mỗi tháng một lần vào tháng 3, 4, 8, 9, 10.
Độ pH cao cho hoa thiên về màu hồng.
Nhân giống cây hoa cẩm tú cầu
Cẩm tú cầu có thể trồng bằng hạt hoặc là giâm cành và chủ yếu là vào mùa xuân. Nhưng mùa thu thời tiết mát mẻ ta vẫn có thể nhân giống được. Và hiện nay đa số là chúng ta sử dụng cách nhân giống bằng giâm cành cho cây phát triển nhanh nhất.
Cắt đoạn nhánh dài 30 – 40cm (có 3 đốt lá) có vỏ ngả màu gỗ, ngâm kích rễ rồi giâm vào đất nơi mát mẻ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét